Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận xã hội trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Tuyển sinh lớp 10Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập là kỳ thi rất quan trọng, nó giúp học sinh có một môi trường phổ thông trung học đúng với năng lực của bản thân, và giúp học sinh có giai đoạn hướng nghiệp cho tương lai phù hợp hơn. Nếu ở môn Toán có Toán thực tế giúp cho các kiến thức toán học gần gũi hơn đời sống và giúp học sinh hiểu hơn về ứng dụng của môn toán với cuộc sống. Thì môn Văn có nghị luận xã hội (NLXH) giúp học sinh nói lên được những nhận thức, suy nghĩ, ý kiến của học sinh về xã hội chính trị và đời sống.
Phạm vi của NLXH vô cùng rộng nó bao gồm nhiều vấn đề tư tưởng và đạo lý cho đến lối sống, bên cạnh đó đề văn nghị luận xã hội đôi khi cũng đề cập tới những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu được khó khăn của học sinh khi tiếp cận với văn nghị luận xã hội, giáo viên dạy môn Văn tại Gia Sư Giỏi chuyên luyện thi tuyển sinh vào lớp 10, sẽ từng bước giúp xác định từng yêu cầu cụ thể của một bài văn NLXH đạt yêu cầu
A. Xác định rõ yêu cầu 1 bài văn Nghị luận xã hội:
1. Học sinh làm một bài văn ngắn (khoảng 1 – 2 trang giấy thi) bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
2. Một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh, gồm:
- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ:
- Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận…
- Sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.
B. Hai dạng thường gặp của văn Nghị luận xã hội
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: bàn luận, đánh giá một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, tư tưởng, ..với mục đích hướng học sinh đưa ra quan điểm đúng đắn về những giá trị đạo đức tốt đẹp, bao gồm:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: những hiện tượng, vấn đề xã hội nổi bật đang được xã hội quan tâm. Để làm tốt dạng nghị luận này, yêu cầu học sinh cần có những kiến thức xã hội, như:
- Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS,
- Những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình- trong học đường
- Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn
- Những tấm gương người tốt việc tốt, hiện tượng lãng phí, lối sống thờ ơ vô cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, thói dối trá…
Học sinh cần xác định đúng chủ đề để có hướng giải quyết đúng đắn vấn đề tốt hơn.
Giống nhau: hai dạng NLXH đều vận dụng chung cách lập luận cơ bản: giải thích, chứng minh và bình luận.
Khác nhau: mỗi dạng bài, học sinh cần bám sát dàn ý để vấn đề của bài văn được nêu ra và giải quyết một cách trọn vẹn, đúng tinh thần bài văn NLXH
SƠ ĐỒ HÓA DÀN Ý
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Mở bài - Dẫn dắt vấn đề. - Nêu vấn đề. - Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu |
Thân bài 1. Giải thích khái niệm mà tư tưởng đạo lí đặt ra. Thao tác chủ yếu: Giải thích. 2. Nêu ra biểu hiện của tư tưởng đạo lí đó? Biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Thao tác chủ yếu: Phân tích. 3. Vì sao, tại sao phải thực hiện tư tưởng, đạo lí? Thao tác chủ yếu: Chứng minh. 4. Ý nghĩa của tưởng, đạo lí? Và lấy một vài ví dụ tiêu biểu. Thao tác chủ yếu: Bình luận. 5. Mở rộng vấn đề, nhận thức hành động: qua việc bàn luận vấn đề trên, em nhận thức được gì? Hiểu rồi thì em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp? |
Kết bài - Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó. - Ý nghiã vấn đề đối với con người, cuộc sống. |
Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Mở bài - Dẫn dắt vấn đề - Nêu vấn đề (trích dẫn) - Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu |
Thân bài 1. Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…). Thao tác chủ yếu: Chứng minh. 2. Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên. Thao tác chủ yếu: Phân tích. 3. Bình luận về hiện tượng (tốt/ xấu, đúng /sai) Thao tác chủ yếu: Bình luận. 4. Đề xuất những giải pháp |
Kết bài - Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó. - Ý nghĩa vấn đề đối với con ngươì, cuộc sống. |
Ngoài xác định đúng, đủ yêu cầu của đề bài, giáo viên chuyên dạy Văn tại Gia Sư Giỏi còn giúp học sinh ghi nhớ những lưu ý:
+ Phân bố thời gian làm bài sao cho hợp lý (số điểm dành cho bài văn NLXH bằng với tỉ lệ thời gian để hoàn thành bài làm)
+ Bài văn nghị luận xã hội chỉ bao gồm 200-250 từ (không nên dành quá nhiều thời gian, cũng không nên mải mê làm những câu khác và viết bài NLXH một cách qua loa và cẩu thả
+ Viết câu ngắn gọn tránh rườm rà, nêu ý kiến rõ ràng và xác thực
+ Phải có dẫn chứng đưa ra một cách hợp.
+ Đối với những bài viết yêu cầu bài văn cần phải có đủ mở bài thân bài và kết bài.
GỌI 09 1800 5960 hoặc GỬI YÊU CẦU GIA SƯ
để trải nghiệm sự khác biệt của chúng tôi!
https://giasugioi.com/tuyen-sinh-lop-10/van-nghi-luan-xa-hoi-on-thi-vao-lop-10.html
Bài viết cùng chuyên đề Tuyển sinh lớp 10
- Những điều cần chuẩn bị cho kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025
- Những thay đổi trong tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm 2025 2026
- Tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2025 2026
- Tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2025, 2026
- Tuyển sinh vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2025, 2026
- Ôn thi vào lớp 10 môn Toán năm 2025
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn năm 2025
- Kinh nghiệm học toán thực tế kỳ thi tuyển sinh lớp 10
- Công bố cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018
- Phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025