CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC 2023: ĐIỀU THÍ SINH CẦN BIẾT

Tổng quan về quy chế tuyển sinh đại học năm 2023

- Theo Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT) cho biết quy chế, quy trình tuyển sinh năm 2023 vẫn giống như năm 2022

- Thí sinh vẫn sẽ được thực hiện đăng ký nguyện vọng và xác nhận nhập học trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT với tài khoản được cấp sẵn

- Thí sinh đăng ký nguyện vọng với số lượng không giới hạn sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TN THPT).

- Kế hoạch tuyển sinh của các trường sẽ diễn ra sớm hơn để thí sinh trúng tuyển có thể nhập học vào tháng 9

- Các cơ sở giáo dục ĐH sẽ đưa ra quy chế tuyển sinh riêng, dựa vào quy chế chung của Bộ GD&ĐT và đặc thù của từng trường.

Mã và các phương thức tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện có của các trường?

Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn về tuyển sinh đại học, ngành giáo dục Mầm non hệ cao đẳng. Và công bố mã đăng ký nguyện vọng đối với 20 phương thức xét tuyển.


Mã phương thức tuyển sinh 2023


Các phương thức xét tuyển phổ biến nào Đại học, Cao đẳng thông dụng đang được các trường sử dụng? Các quy chế tuyển sinh của từng trường.

Đây là 4 phương thức xét tuyển phổ biến được các trường Đại học sử dụng:

1. Xét tuyển bằng điểm thi tốt TN THPT

Phương thức này xét điểm thi TN THPT của các tổ hợp môn phù hợp với tiêu chí của từng trường

Môn thi tốt nghiệp THPT: 3 môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ, đồng thời chọn một trong hai bài thi tổ hợp: Khoa học xã hội hoặc Khoa học Tự nhiên. Kết quả thi sẽ được công bố sau khi diễn ra kỳ thi khoảng 20 ngày.

2. Xét tuyển bằng học bạ THPT

Phương thức này xét điểm trong quá trình học tập bậc THPT. Các trường sẽ áp dụng phương thức xét học bạ khác nhau, bao gồm:

  • Xét điểm trung bình học bạ 3 năm: lớp 10, lớp 11 và lớp 12;

  • Xét điểm trung bình theo tổ hợp môn 3 năm: lớp 10, lớp 11 và lớp 12;

  • Xét điểm trung bình học bạ 5 học kỳ: lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12;

  • Xét điểm trung bình theo tổ hợp môn 5 học kỳ: lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12.

3. Xét điểm thi tuyển

Hiện tại, có 1 số trường đại học lớn đủ uy tín để tổ chức các kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL). Kết quả kỳ thi ĐGNL này đã được các trường khác công nhận, và sử dụng làm tiêu chí đánh giá xét tuyển, bao gồm:

  • Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Bách Khoa Hà Nội,

  • Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM,

  • Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội

4. Xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên

Phương thức tuyển sinh này được Bộ GD&ĐT quy định với một số trường hợp theo quy định hiện nay, cụ thể bao gồm:

  • Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT;

  • Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;

  • Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia


Quy chế xét tuyển của từng trường sẽ được công bố trên trang web của từng trường sau khi Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh cho mỗi năm học.

Tham khảo quy chế xét tuyển của một số trường đã được công bố bên dưới:

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
https://drive.google.com/file/d/1nSZINvV2WD6nW7UkD89zjg5canJhPJjC/view

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
http://tuyensinh.hcmulaw.edu.vn/upload/files/64%20NQ%20thong%20qua%20phuong%20thuc%20tuyen%20sinh%20nam%202023-%C4%91%C3%A3%20n%C3%A9n.pdf



(Bản quyền của GIA SƯ GIỎI. Ghi rõ nguồn và đường link khi trích dẫn)
https://giasugioi.com/thaygioitrogioi/xet-tuyen-dai-hoc-2023.html



» Xem thêm các chia sẻ khác