"Chiến thuật" làm bài thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán (2022)

Việc phân tích cấu trúc đề thi sẽ giúp cho học sinh định hình và lên kế hoạch làm bài một cách hợp lý, giúp học sinh có thể giành được điểm tối đa trong khả năng của mình trong kì thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới.

Thời gian làm bài 120 phút, chia đều cho 10 điểm thì trung bình với mỗi điểm học sinh chỉ nên dành tối đa 12 phút. Ví dụ, câu (bài) 1 điểm thì thời gian tối đa là 12 phút, câu (bài) 0,75 điểm tối đa là 9 phút. Tuy nhiên, tùy câu (bài) dễ lấy điểm hay khó mà điều chỉnh thời gian làm bài tối ưu nhất, cụ thể như sau:



Bài 1, Bài 2: Dễ lấy điểm
  • Học sinh chỉ cần cẩn thận, áp dụng đúng, chính xác công thức Vi-ét, vẽ đồ thị đúng, đủ tỉ lệ.
  • Thời gian hoàn tất khoảng 15-20 phút là tốt nhất.

Bài 3 đến Bài 7: Toán thực tế,, mức độ của dạng bài tập từ dễ đến khó.
  • HS cần từ 10-15 phút làm mỗi bài, tùy thuộc vào năng lực của từng HS.
  • Nếu HS đọc và suy nghỉ khoảng 5-7 phút chưa có hướng giải quyết, thì nên qua Bài kế tiếp, không nên mất thời gian ở một bài quá lâu, luôn luôn suy nghĩ tích cực là “các Bài còn lại dễ hơn đang chờ mình !”

Gồm các dạng sau:
  • Dạng đọc hiểu và áp dụng công thức được cung cấp trong đề bài: cần khoảng 15 phút và đọc, phân tích và trình bày vào giấy thi. Thường dạng bài tập này rất dài, thông tin cung cấp rất nhiều, học sinh cần phân tích và chọn lọc dữ liệu.
  • Dạng bài tập xây dựng công thức theo phương trình hoặc hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn: cần khoảng 10 phút. Học sinh lưu ý đặt ẩn đúng và đầy đủ thông tin, đơn vị, điều kiện của ẩn.
  • Dạng bài tập liên quan đến kiến thức về kinh tế, tiền tệ, giá cả, phần trăm..: cần khoảng 10 phút. Lưu ý đến các khái niệm phần trăm, xác định rõ phần trăm trên đại lượng nào.
  • Dạng bài tập liên quan đến hình học mặt phẳng: khoảng 10 phút. Học sinh cần nắm chắc các kiến thức về Hệ thức lượng, Tỷ số lượng giác, Tam giác đồng dạng, định lý Ta-lét.
  • Dạng bài tập liên quan đến hình học hình khối, liên quan đến công thức diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích…Học sinh cần có khả năng về Hình học không gian để suy luận hình ảnh thực tế bên ngoài. Cần khoảng 10 - 15 phút để hoàn thành.

Bài 8: Hình học, gồm 3 câu a, b, c
  • Cần vẽ hình rõ ràng, chính xác (vẽ bằng bút bi, riêng đường tròn có thể vẽ bằng bút chì), đủ lớn để các đường, các hình không quá nhỏ hay trùng lên nhau:
  • Học sinh cần khoảng 5 phút đề vẽ hình

  • Câu a thường ở mức độ dễ, HS cần nắm đầy đủ, đúng các kiến thức cơ bản về môn Hình học sẽ làm bài được: 5 phút là sẽ làm được
  • Câu b mức độ suy luận nhiều, bên cạnh các dữ liệu của đề bài cho, HS cần biết liên kết các dữ liệu đã chứng minh ở câu a: cần 10-15 phút đề hoàn thành
  • Câu c được xem là câu khó nhất của cả đề thi, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm làm bài. Câu này luôn luôn là câu làm cuối cùng,. Lúc này học sinh đã hoàn tất các bài ở trên, tâm lý nên thoải mái và không còn bị áp lực thời gian.

CHÚC CÁC EM ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ TỐT NHẤT VỚI NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN


(Bản quyền của GIA SƯ GIỎI. Ghi rõ nguồn và đường link khi trích dẫn)
https://www.giasugioi.com/thaygioitrogioi/chien-thuat-lam-bai-tuyen-sinh-lop-10-nam-2022-mon-toan.html



» Xem thêm các chia sẻ khác